Tại khoa Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Tân Phú đã nhận nhiều ca bệnh vừa mắc Sốt xuất huyết, vừa mắc Covid-19 hoặc hậu Covid-19 gây khó cho chẩn đoán phát hiện bệnh nên cả Y bác sỹ và người dân cần lưu ý để không được lơ là đề phòng các ca bệnh Sốt xuất huyết phát hiện trễ đã vào sốc hoặc điều trị không đúng gây khó cho sự hồi phục của người bệnh.
Bình thường, do sự khắc chế lẫn nhau nên cơ thể con người sẽ khó bị nhiễm 2 Virut cùng một thời điểm. Tuy vậy, với các xét nghiệm phân lập Virut đã cho thấy người bệnh có thể vừa mắc Sốt xuất huyết, vừa mắc Covid-19.
Cả 2 bệnh này khi mới mắc ở giai đoạn đầu triệu chứng sẽ tương đối giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như sốt, đau đầu, đau mỏi người… Nhất là ở trẻ nhỏ khi mà sốt cao cũng sẽ gây ho, khó thở, và việc khai thác triệu chứng ở em bé gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, người bình thường sẽ khó phân biệt được.
Tuy yếu tố dịch tễ, đường lây truyền và cách thức điều trị hoàn toàn khác nhau nhưng một số biểu hiện ban đầu của hai bệnh gần giống nhau, dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh. Người dân cần hết sức lưu ý vì tháng 10 là thời gian cao điểm của sốt xuất huyết và trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi dễ gây nên tình trạng “dịch chồng dịch”.
Phân biệt giữa SXH và Covid-19:
Sốt xuất huyết |
COVID-19 |
|
Quá trình lây nhiễm |
||
– Do virus Dengue gây ra. – Lây qua đường truyền máu do muỗi truyền sang người qua vết đốt của muỗi vằn Aedes. – Muỗi vằn hút máu ở người bệnh bị sốt xuất huyết và truyền bệnh cho người khỏe mạnh. |
– Do virus SARS-CoV-2 gây ra. – Lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn khi ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc tiếp xúc gần. – Một số trường hợp bị mắc bệnh do tiếp xúc với bề mặt như nắm cửa, bàn ghế… |
|
Thời gian ủ bệnh |
||
Từ 3-10 ngày, thường là 5-7 ngày |
Từ 1-14 ngày, trung bình là 4-7 ngày |
|
Triệu chứng thông thường |
||
– Sốt cao đột ngột từ 39 – 41 độ C, kéo dài từ 2-7 ngày – Đau đầu, nhức mỏi toàn thân – Đau bụng, buồn nôn – Da và kết mạc sung huyết – Chấm xuất huyết ngoài da |
– Ho, hắt hơi, đau rát họng – Ớn lạnh, tức ngực – Mất vị giác và khứu giác – Ngạt mũi, chảy nước mũi – Buồn nôn, nôn – Tiêu chảy |
|
Triệu chứng trở nặng |
||
– Đột nhiên đau bụng và cảm giác đau tăng dần. – Bồn chồn trong người, vật vã, li bì – Số lần và số lượng đi tiểu giảm hơn – Chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, mũi…, chảy máu niêm mạc, nội tạng. – Đi ngoài ra máu, nôn ra máu. – Giảm tiểu cầu. – Da xung huyết, dễ bị bầm tím khi va đập – Sốc giảm thể tích, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan. |
– Khó thở kéo dài từ 5-8 ngày. – Thiếu oxy. – Suy hô hấp cấp sau 8-12 ngày. – Suy đa cơ quan |
|
Phòng ngừa bệnh SXH trong giai đoạn Covid-19:
- Vệ sinh không gian sống thường xuyên và loại bỏ nơi trú ngụ của muỗi.
- Thu gom, vứt bỏ phế liệu trong và xung quanh nhà
- Thả cá vào bể, giếng, chum, vại,… để cá ăn hết lăng quăng, bọ gậy.
- Nên ngủ màn, kể cả ban ngày
- Sử dụng sản phẩm chống muỗi hàng ngày, đặc biệt vào buổi chiều tối để tránh muỗi đốt.
- Khi có sốt cần đến cơ sở Y tế để được xét nghiệm chẩn đoán chính xác, không tự ý chẩn đoán và điều trị tại nhà, gây nguy hại đến sức khỏe của bản thân./.
- TTYT HUYỆN TÂN PHÚ THỰC HIỆN KHAI BÁO Y TẾ ĐIỆN TỬ BẰNG MÃ QR-CODE (14.06.2021)
- CÁC ĐIỂM KHAI BÁO Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHÚ (14.06.2021)
- Truy vết 09 địa điểm ca nhiễm Covid-19 tại thành phố Long Khánh đã đến (05.05.2021)
- TẬP HUẤN TRIỂN KHAI TIÊM VẮC XIN COVID-19 ĐỢT ĐẦU TIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHÚ NĂM 2021 (15.04.2021)
- Đồng Nai đề xuất mua 6,2 triệu liều vaccine phòng Covid-19 cho toàn dân trong tỉnh (25.02.2021)
- Bộ Y tế chuẩn bị kế hoạch triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 (25.02.2021)
- UBNN huyện Tân Phú yêu cầu khai báo y tế với các trường hợp rời địa phương nay trở lại làm việc (19.02.2021)
- Đồng Nai: Vẫn kiểm soát tốt dịch Covid-19 (19.02.2021)
- Thông điệp "5K" của Bộ Y tế (18.02.2021)
- Tiếp tục cảnh giác cao độ với dịch bệnh Covid-19 (18.02.2021)